2.5 Câu hỏi liên quan tới Proxy
IPV4 | IPV6 | |
Ưu điểm | - Được phát triển từ lâu nên có khả năng truy cập vào tất cả các trang web- Có độ tin cậy cho người dùng trên các nền tảng cao hơn | - Mới được sản xuất và xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây- Giá thành rẻ- Số lượng proxy nhiều
|
Nhược điểm | - Đang dần cạn kiệt- Chi phí đắt | - Chỉ có khả năng truy cập vào các nền tảng hỗ trợ IPV6 như Facebook, Google |
Trường hợp nên dùng | IPV4 phù hợp cho người dùng kháng tài khoản dễ dàng hơn và lên các chiến dịch chạy quảng cáo trên đa nền tảng như Facebook, Instagram. ebay, amazon, shopee… | IPV6 phù hợp cho người dùng trong các trường hợp như nuôi nick, nuôi tài khoản seeding, chạy quảng cáo trên các nền tảng cơ bản như facebook,gmail,... |
Nếu proxy hoạt động không ổn định, người dùng có thể thực hiện như sau:
- Người dùng nên vào nền tảng đã mua proxy và kiểm tra xem proxy còn hoạt động không, tình trạng sử dụng như thế nào hoặc có thể nhờ nền tảng hỗ trợ.
- Đối với proxy mua ngoài, KikiLogin sẽ không thể kiểm tra kĩ càng giúp người dùng về mặt kỹ thuật để xử lý nếu đó là vấn đề bắt nguồn từ chính proxy đó.
- Về cơ bản thì Proxy được hiểu là một máy tính với IP riêng. Khi bạn gửi những yêu cầu web thì nó sẽ đến máy chủ Proxy đầu tiên. Sau đó Proxy sẽ thực hiện các yêu cầu web thu thập, phản hồi và chuyển tiếp dữ liệu về đến máy tính để bạn nhìn thấy được trong trình duyệt.
- Ngoài ra Proxy còn có thể mã hóa được dữ liệu để không có ai có thể đọc được trong suốt quá trình di chuyển đồng thời có thể chặn được truy cập vào các trang web cụ thể dựa trên các địa chỉ IP. Bởi Proxy có thể thay đổi được địa chỉ IP của bạn để máy chủ web không thể biết đến vị trí của bạn ở đâu.
- Để giảm tỷ lệ checkpoint, die nick, nuôi tài khoản và thực hiện marketing dễ dàng, KikiLogin giúp người dùng thiết lập môi trường độc lập dựa trên 2 thành tố: 1 profile (cấu hình máy tính mới) + 1 proxy (địa chỉ IP). Khi tạo mới profile thì hệ thống của KikiLogin sẽ không tự động tạo ra địa chỉ IP mới cho profile đó mà sẽ tạo ra một cấu hình máy tính mới. Muốn profile đó có địa chỉ IP mới thì người dùng phải sử dụng proxy để tạo môi trường độc lập giúp nuôi tài khoản an toàn.
- Điều đó cũng có nghĩa là nếu không cài đặt proxy, profile của bạn sẽ chỉ có cấu mình máy tính mới, còn IP vẫn giữ nguyên là IP mạng máy tính người dùng đang sử dụng, điều này khiến profile của người dùng dễ bị checkpoint.
Quy trình chuyển đổi proxy:
Bước 1: Tạo profile mới trên KikiLogin và thêm proxy mới
Bước 2: Sử dụng đường liên kết: m.facebook.com để đăng nhập via muốn chuyển vào profile vừa tạo.Trong trường hợp bị checkpoint và yêu cầu xác minh thiết bị khi thực hiện bước 2, bạn chỉ cần vào profile cũ và dùng mail khôi phục tài khoản.
Bước 3: Đảm bảo via hoạt động bình thường bằng cách ngâm từ 2 - 3 ngày. Trong thời gian này, KikiLogin khuyến cáo người dùng không sửa đổi các thông tin hồ sơ trên via vừa chuyển đổi, các thông tin cần giữ nguyên bao gồm thông tin cá nhân của tài khoản (Tên facebook, địa chỉ email, số điện thoại,...), đường link trang cá nhân,...Ngoại trừ các thông tin đó ra, bạn hoàn toàn có thể chạy nuôi, tương tác và seeding bình thường.
Bước 4: Xóa profile cũ sau 2-3 ngày ngâm via, khi via đã hoạt động bình thường.